Giọng nam trầm: Đặc điểm và cách rèn luyện giọng nam trầm

songnhac
Th 7 20/05/2023

Đặc điểm chung của nam giới là có tông giọng trầm. Trong âm nhạc, giọng nam trầm ấm là giọng ca thấp nhất của nam giới, những người sở hữu giọng hát này có chất giọng khá dày. Tuy nhiên giọng trầm ấm mà hay thì không phải là hiếm ở Việt Nam. 

Nếu bạn muốn luyện tập giọng nói của mình thật trầm ấm để “tán tỉnh” cô người yêu của mình hay chỉ đơn giản là để tự tin hơn trong giao tiếp. Bài viết này, Sóng nhạc sẽ chia sẻ về đặc điểm của giọng nam trầm và cách rèn luyện giọng nói trở nên trầm ấm hơn nhé!

Tại sao giọng nói trầm ấm ở nam giới lại là điểm “vàng” trong giao tiếp?

Giọng nam tầm được xem là một trong những yếu tố quan trọng tạo cái nhìn thanh lịch từ người xung quanh đối với họ. Ngoài ra, nó còn thể hiện được tính cách nam tính chính hiệu của người đàn ông.

Khi có tông giọng trầm ấm, người đàn ông thể hiện được sự ổn định, sự tự tin và quyền lực trong giao tiếp. Người ta có câu “Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt”. Những người phụ nữ thường có xu hướng bị ấn tượng bởi những người đàn ông có giọng trầm và ấm, lí do là họ thể hiện được sự nghiêm túc, kiên định và quyết đoán trong lời nói của mình.

Trong khi giao tiếp, giọng nam trầm giúp người nói tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với đối phương, thu hút được sự chú ý và tôn trọng từ phía đối tác, khách hàng. Từ đó người nói cũng tạo nên sự tập trung và khiến người nghe dễ hiểu, nắm bắt được thông tin.

Giọng nam trầm rất được săn đón ở các lĩnh vực đòi hỏi phải giao tiếp, truyền tải thông tin như giảng dạy, diễn xuất hay truyền thông. Vậy nên việc luyện tập giọng nam trầm sẽ đem lại nhiều lợi ích và cơ hội cho đàn ông đấy!

Những lợi ích của giọng nam trầm khi giao tiếp

Sự tự tin

Giọng nam trầm ấm mang lại sự tự tin và quyền lực. Khi bạn nói chuyện với một người đàn ông có giọng nam trầm, bạn sẽ có một sự thu hút mạnh mẽ và cảm nhận được sự tự tin toát ra trên người của họ.

Sự thu hút

Giọng nam trầm mang tần số dễ chịu với tai người nghe nên rất dễ thu hút người xung quanh khi nói. Nó dễ dàng trở thành một bí quyết hoàn hảo giúp người đàn ông thu hút được đối tượng hay chiếm ưu thế khi phỏng vấn việc làm, thuyết trình, hội thảo.

Sự chuyên nghiệp

Sự điềm tĩnh trong giọng nói sẽ giúp người đàn ông trở nên chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Vậy nên, khi có giọng nam trầm ấm sẽ rất dễ nói chuyện và truyền tải thông tin đến khách hàng hay đối tác một cách thuyết phục và thu hút.

Sự quyền lực

Giọng nam trầm cũng mang một sự kiểm soát và nghiêm túc. Khi nói chuyện với người đàn ông có giọng nam trầm, bạn có thể thấy được sự quyền lực và tạo cảm giác muốn nghe của những người xung quanh.

Những yếu tố cấu thành lên giọng nam trầm

Tần số và âm sắc giọng nói

Tần số và âm sắc giọng nói là hai yếu tố quan trọng cấu thành nên giọng nam trầm, ấm. Giọng nam trầm có tần số dao động khoảng từ 85Hz-155Hz. Tần số này thấp hơn nhiều so với giọng nữ với tần số khoảng 165Hz-255Hz. Vì vậy dễ nhận thấy rằng giọng nam thường có âm sắc sâu lắng hơn giọng nữ.

Tần số là số lần dao động trong một giây. Tần số có đơn vị là là Herzt (Hz). Tần số của giọng nam thấp hơn nhiều so với giọng nữ. Vậy nên giọng nam luôn trầm, ấm và đôi lúc dễ bị khàn nhẹ.

Ngoài tần số, âm sắc giọng nói thì giọng nam trầm cong được cấu tạo từ nhiều yếu tố khác nhau như lực đẩy khí lưu thông qua đường hô hấp, kết cấu của dây thành quản, khẩu hình miệng, cách thức phát âm,…Những việc này có thể cải thiện được thông qua việc rèn luyện và huấn luyện giọng nói.

Các bài luyện giọng mỗi ngày

  • Tập cách thở: Để phát triển giọng nam trầm thì bạn cần sửa lại cách thở sao cho đúng. Tập hít thở sâu và chậm và đều. Thực hiện các bài tập hít thở sâu, tập thiền, tập Yoga hay Pilates để giúp bạn cải thiện hệ thống hô hấp của mình.
  • Tập cơ bụng: Tập các bài tập bụng đá, bụng cắt và đá chân giúp tăng cường cơ bụng, giọng hát có đủ hơi sẽ trở nên nội lực hơn.
  • Tập luyện giọng nói: Tập trung vào cách phát âm và kiểm soát âm lượng của giọng nói mỗi ngày. Bạn có thể đọc thơ, đọc truyện ngắn hay giả vờ diễn đọc để rèn luyện giọng nói tốt hơn.
  • Tập thể dục: Các bài tập cardio như chạy bộ, bơi lội hoặc đạp xe sẽ giúp thể lực của bạn được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó còn rèn luyện hệ thống hô hấp, giúp bạn phát triển giọng nam trầm tốt hơn.

Tư thế lấy hơi

Tư thế, hơi thở đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát âm lượng và độ sâu của giọng nói. Tư thế của bạn phải đứng thẳng, cân bằng, dang hai chân rộng ra bằng vai và giữ thăng bằng thật tốt. Từ đó có thể lấy hơi ổn định từ phổi và cung cấp đủ không gian cho dạ dày thu gọn và phát triển được giọng nói.

Hơi thở của bạn khi hít vào bụng phải co lại, ngực phải căng ra. Khi nói bạn đẩy từ từ hơi thở của mình ra để giọng nói đều, mạnh mẽ và sâu hơn.

Cách luyện thanh giọng nam trầm, ấm

Hát các bài hát tông trầm để rèn luyện giọng nam trầm, ấm

  • Hát các bản nhạc ballad, đặc biệt là hát những bản nhạc có giai điệu chậm rãi, sâu lắng. Có thể lựa chọn những bài hát của ca sĩ Quân AP, Hà Anh Tuấn,…Hay những ca sĩ nước ngoài đình đám như Johnny Cash, Elvis Presley,…
  • Hát những bài hát có độ sâu và phong cách dòng nhạc kiểu R&B hay Blues. Một số ca sĩ nổi tiếng về dòng nhạc này là Ray Charles, James Brown hay Marvin Gaye,…

  • Thực hiện các bài luyện giọng để mở giọng trước khi hát. Bạn có thể thực hiện các bài tập như hát theo giai điệu của nhạc cụ, hát những bài hát không có giai điệu hay đọc thơ, ca để phát triển khả năng phát âm chuẩn.
  • Hát những bài hát trữ tình hoặc nhạc cổ điển để tập cách luyến giọng uyển chuyển. Từ đó giọng có độ trầm bổng, sâu lắng và cảm xúc.
  • Tập luyện vào việc điều chỉnh hơi thở, hít thở sâu và chậm để giọng nói có đủ hơi trở nên đầy đặn hơn.

Lưu ý rằng việc luyện tập đòi hỏi phải có sự kiên trì và thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất. Bạn nên thực hiện các bài tập từ đơn giản đến phức tạp sau cùng, sau một khoảng thời gian sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt đấy!

Tập các bài tập thở để rèn luyện giọng nam trầm

  • Hít thở thật sâu và chậm rãi: Bạn đứng hoặc ngồi thẳng lưng, hít thở sâu vào bụng. Giữ hơi khoảng 3-4 giây thì thở chậm ra từ từ. Lặp lại như vậy từ 10 đến 15 lần mỗi ngày.

  • Hít thở bằng mũi: Tập hít thở hiệu quả bằng mũi. Hít hơi bằng mũi thật sâu và giữ lại ở bụng. Điều này nhằm cải thiện sức chịu đựng của phổi, từ đó tăng cường khả năng kiểm soát hơi thở của mình. Thực hiện động tác này từ 1-2 phút mỗi ngày.
  • Tập thở bằng bụng: Bạn nằm xuống thẳng lưng và đặt tay lên bụng. Hít vào thật sâu và kéo dài phần bụng lên. Thở ra và nhè nhẹ đẩy phần bụng xuống. Lặp lại như vậy khoảng 10-15 lần mỗi ngày.
  • Tập thở theo nhịp điệu: Thở vào 4 nhịp, thở ra 4 nhịp, lặp đi lặp lại trong vòng 2 phút.

Lời kết

Thực hiện bài tập thở thường xuyên sẽ cải thiện được hệ thống hô hấp, tăng cường sức đề kháng của phổi, cùng với đó giọng nói cũng trở nên nội lực và có độ sâu hơn. Việc rèn luyện và phát triển giọng nam trầm đòi hỏi sự kiên trì và thời gian lâu dài để đạt được thành quả như ý muốn. Bạn đừng lo mà hãy duy trì thói quen này mỗi ngày, bạn sẽ sớm có được giọng nam trầm như ý muốn của mình đó!

Bài viết liên quan
Viết bình luận của bạn