Bí quyết hát nốt cao chuẩn và duy trì giọng hát sáng, trong trẻo

songnhac
Th 7 20/05/2023

Bạn cảm thấy mê mẩn và ngưỡng mộ những người có giọng hát cao, trọng trẻo nhưng lại đầy nội lực. Bản thân mỗi khi nghe nhạc lại ngân nga theo những nốt cao trong bài. Tuy nhiên, sự thật không như mơ khi giọng hát của bạn không phải là giọng hát trời phú như ca sĩ nổi tiếng.

Vậy thì câu hỏi đặt ra là chỉ có giọng hát trời phú mới có thể hát nốt cao hay tồn tại một bí quyết nào đó? Câu trả lời chính là có bí quyết cả đó.

Bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ đến quý đọc giả cách hát nốt cao vừa chuẩn lại giữ được giọng hát sáng và trong trẻo nhất nhé!

Tại sao bạn không thể hát được các nốt cao?

Có rất nhiều lý do khiến bạn không thể hát được các nốt cao hoặc có thể hát nhưng không chuẩn mà ngược lại còn khiến họng bị tổn thương nặng. Nguyên nhân chủ yếu là do bạn chưa biết cách bắt đúng tông bài hát hoặc tâm lí bạn ngại hát những nốt cao vì sợ hát sẽ bị thô. Từ đó cơ vòm họng cũng không được mở hết.

Một lý do phổ biến khác mà nhiều người hay mắc phải đó là lấy hơi không đúng cách dẫn đến hát bị thiếu hơi hoặc hụt hơi. Lấy hơi là yếu tố quan trọng quyết định đến nội lực của bạn khi hát, có lực thì câu hát mới đẩy đúng tông, tròn chữ được.

Bí quyết để hát được nốt cao hiệu quả và chuẩn nhất

Chọn tư thế hát phù hợp

Khi bắt đầu việc luyện tập hát những nốt cao, bạn cần lưu ý tư thế của mình. Tư thế chuẩn giúp quá trình luyện thanh thoải mái và dễ dàng hơn. Khi luyện thanh hay hát bạn hãy đứng thẳng lưng và thả lỏng toàn bộ cơ thể. 

Nếu đứng liên tục trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị mỏi, lúc này bạn có thể chuyển sang tư thế ngồi. Khi ngồi để có tư thế chuẩn bạn nên ngồi sao cho lưng và cổ thẳng. Khi có tư thế đúng thì bạn sẽ dễ dàng lấy hơi để hát những nốt cao hiệu quả.

Học cách lấy hơi sao cho đúng

  • Hít thở đều đặn trước khi hát: Khi hát ở nơi đông người, bạn hay có xu hướng hồi hộp và thở gấp. Bạn cần giữ cho hơi thở của mình được ổn định trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Hít thật sâu, lấy hơi sao cho bụng của bạn co lại, ngực căng phồng ra. Khi thở ra bụng hơi phình, ngực thì xẹp dần lại. Thực hiện động tác này liên tục sẽ giúp hơi thở của bạn đều đặn và ổn định nhất.

  • Đẩy hơi ra khi hát sao cho đúng cách: Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong cách để hát được nốt cao. Khi đẩy hơi ra dần dần giúp câu hát tròn đầy và hoàn hảo nhất. Để có thể lên được nốt cao, bạn tuyệt đối không được lấy hơi từ mũi mà phải lấy hơi từ vòm miệng. Mọi người nghĩ rằng khi hát bằng giọng mũi (giọng giả) thì sẽ lên được nốt cao, tuy nhiên cách này khiến hơi hụt nhanh và không hát trọn vẹn được câu hát, hơn nữa giọng lại bị thé, mỏng.

Tập phát âm

Cách để hát nốt cao hoàn chỉnh, luyện hơi thôi là chưa đủ. Bên cạnh tập lấy hơi, bạn cần kết hợp tập phát âm, đặc biệt là nguyên âm. Mỗi ngày dành ra khoảng 15 phút để luyện tập, bạn tập luyện sao cho các nguyên âm tròn, đầy nhất có thể. Sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy giọng hát tiến bộ rõ rệt, giọng hát có cảm xúc hơn.

Điều chỉnh khuôn miệng khi hát

Mỗi khi hát, bạn cần quan tâm đến khuôn miệng của mình, điều này cũng hết sức quan trọng. Nhiều người phải luyện tập cách tạo khuôn miệng để có thể lên nốt cao khi hát. Vậy nên, khi hát bạn hãy mở rộng khuôn miệng sao cho hai hàm tách nhau một khoảng tuỳ theo độ vang âm mà bạn muốn. Kết hợp với đó là lưỡi được điều chỉnh để uốn giọng. Từ đó, giọng hát của bạn sẽ trở nên khoẻ và âm thanh vang to hơn, lấy hơi cũng dễ dàng hơn.

Chọn luyện tập với loại nhạc, bài hát phù hợp với giọng

Cách lên nốt cao hiệu quả đó là thay vì hát quá nhiều bài, nhiều kiểu nhạc thì hãy chọn ra một vài bài hát phù hợp với chất giọng của mình để luyện tập. Như vậy khi luyện tập lâu dài sẽ phô ra được chất giọng cũng như đảm bảo giọng không bị tổn thương khi ngân quá nhiều.

Hướng cắm xuống khi hát nốt cao

Bạn nghĩ rằng, khi hát cao thì mình phải ngửa mặt cao lên cho giọng hát thật vang đúng không? Tuy nhiên suy nghĩ này của bạn là sai lầm rồi đó. Khi ngửa mặt lên cao, không thể đẩy hơi ra dẫn đến khi hát bị ngắt ngang, không thể lên nốt cao.

 Để hát được nốt cao chuẩn, bạn nên hạ cằm xuống để khoang miệng được nới rộng nhất có thể. Ngoài ra, miệng phải cong một chút sẽ đẩy nốt cao lên dễ dàng hơn.

Tập cải thiện nội lực trong giọng hát

 Để có một giọng hát cao nhưng không bị mỏng, bạn cần tập cải thiện và kiểm soát được làn hơi của mình trong khi hát. Nếu hơi quá ít và yếu sẽ khiến bạn khó khăn trong việc xử lí những nốt cao. Để cải thiện vấn đề này, bạn cần luyện tập các kĩ thuật thanh nhạc 4 đến 5 ngày mỗi tuần, tối thiểu khoảng 30 phút để giúp giọng hát khỏe hơn.

Hướng dẫn cách để hát nốt cao cho nam

Khác với nữ giới, đa số nam giới thường có giọng trầm, ồm. Vậy nên cách để hát nốt cao cho nam sẽ khó và phức tạp hơn. Tuy nhiên có thể thấy không phải là không thể hát được mà cần phải có một số kĩ năng nhất định. Chỉ cần bạn luyện tập thường xuyên, đúng cách thì chắc chắn giọng nam của bạn sẽ có thay đổi rõ rệt.

Những kiểu hát giọng nam cao mà bạn có thể định hình để luyện tập

  • Giọng nam cao kịch tích: Đối với những giọng có độ dày, vang và khỏe khoắn. Giọng này thường xuất hiện trong các bài hát cách mạng. Có thể liên hệ giọng nam điển hình này chính là ca sĩ Trọng Tấn - Ca sĩ có tên tuổi gắn liền với nhiều ca khúc cách mạng nổi tiếng.
  • Giọng nam cao trữ tình: Giọng hát đẹp, sáng và cao, bay bổng. Đối với nam giới, giọng hát này khá là hiếm, có thể kể đến như ca sĩ Tùng Dương.
  • Giọng nam cao nhẹ: Khá phổ biến và dễ bắt gặp, giọng hát nhẹ, sáng và độ luyến nốt tương đối nhanh.

Cách duy trì được giọng hát sáng và trong trẻo

Chú trọng vào chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến giọng hát của bạn, vậy nên bạn cần có những thực đơn ăn uống đảm bảo. Mỗi ngày uống nhiều nước lọc giúp cho thanh quản của bạn luôn trong tình trạng ẩm, có độ đàn hồi và khi hát giọng sẽ trong trẻo hơn.

Với những người thường xuyên hát thì cần hạn chế ăn đồ cay, nóng và uống các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia để tránh ảnh hưởng đến cổ họng khi hát, giọng hát sẽ bị khàn.

Luyện âm mỗi ngày

Luyện âm mỗi ngày giúp âm thanh của bạn tròn và trong trẻo hơn. Luyện giọng bài tập Mi-Ma để giúp cổ họng của bạn mở ra, âm thanh thoát ra chính xác, giọng khỏe hơn. Điều này giúp hạn chế những tiếng khản, lệch tông khi hát, vậy nên các ca sĩ luôn luyện giọng trước khi hát để đảm bảo chất lượng bài hát tốt nhất.

Tập phần răng và môi

 Để có giọng hát trong trẻo thì sự rung động của phần môi và răng đóng vai trò rất quan trọng. Cách làm đó là bạn hãy từ từ đóng kín phần hàm lại, hít một hơi thật sâu, sau đó từ từ thở ra và nói một từ bất kỳ để tạo nhịp bật. Khi hơi đẩy, môi và răng có sự rung động và làm cho giọng hát trở nên uyển chuyển và hay hơn.

Kết luận

Công đoạn hát được nốt cao không phải là dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn có đam mê với âm nhạc, luyện tập chăm chỉ và kiên trì thì giọng hát sẽ tiến bộ đáng kể. Bên cạnh đó đừng quên những bài tập và chế độ ăn uống khoa học để giữ cho giọng hát sáng và trong trẻo nhé!

Bài viết liên quan
Viết bình luận của bạn