SPL là gì? Tầm quan trọng của SPL khi chọn mua loa karaoke

songnhac
Th 3 23/05/2023

SPL được xem là một trong những thông số thường bắt gặp trên các thiết bị âm thanh. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn khá mơ hồ với thông số này và chưa hiểu rõ được ý nghĩa nội hàm của chúng gì? Bài viết này, hãy cùng Sóng nhạc tìm hiểu về thông số SPL là gì? Cũng như tầm quan trọng của SPL khi lựa chọn loa karaoke nhé!

SPL là gì?

SPL (viết tắt của từ Sound Pressure Level) hay còn gọi là mức áp suất âm thanh là thông số được tính dựa trên đo lường logarit áp suất âm thanh hiệu dụng của một âm thanh so với một giá trị tham chiếu

Đơn vị đo lường áp suất âm thanh của SPL: Đề - xi - ben (dB)

Cách đo lường thông số SPL trong âm thanh

Để có thể đo giá trị SPL trong âm thanh chính xác hay có thể nói là đo thông số SPL của một chiếc loa thì người ra sẽ sử dụng cách đo sau đây:

  • Đặt loa karaoke trên một cách ngăn với hình nón hướng vào buồng không dội âm nghĩa là nơi không có phản xạ âm.
  • Đặt một micro có độ nhạy cao cách xa đó 1 mét chính giữa loa.
  • Các âm thanh ở nhiều tần số khác nhau trong dải tần số từ 20 Hz - 20k Hz sẽ được phát ra từ loa.
  • Bạn sử dụng phần mềm LMS là hệ thống đo lường loa để vẽ ra kết quả. Hướng đến tần số là trục x so với SPL được tính trên trục y.

Ý nghĩa của thông số SPL trong âm thanh

SPL là mức áp suất âm thanh nhưng chúng cũng có thể hiểu với ý nghĩa là hiệu quả phát âm và độ nhảy cảm của loa, thể hiện âm lượng của loa. Nếu loa có thông số SPL càng lớn chứng tỏ rằng loa có tiếng phát càng to.

Những bộ loa sân khấu có công suất lớn, tiếng phải đủ to để phục vụ việc truyền âm thanh trong không gian có diện tích rộng. Vì vậy nên SPL max của loại loa này có thể lên đến 130-135dB.

Thông số SPL thường bắt gặp ở các thiết bị âm thanh nào?

SPL được xem là thông số đặc trưng thể hiện độ khuếch âm thanh nên chúng chỉ xuất hiện trên những thiết bị có phát ra âm thanh cụ thể là loa. Tuỳ vào từng loại loa mà thông số SPL sẽ có giá trị khác nhau. Các thiết bị âm thanh có thể được ghi thông số SPL bao gồm:

  • Loa karaoke
  • Loa sân khấu và hội trường
  • Loa âm trần
  • Loa treo tường
  • Loa Sub trầm
  • Loa array
  • Loa phát thanh, phóng thanh
  • Loa bluetooth
  • Loa sân vườn

SPL bao nhiêu thì phù hợp nhất?

SPL thể hiện mức khuếch đại âm thanh của bị thiết bị phát âm nên không thể cụ thể như thế nào là tốt mà còn phụ thuộc vào loại loa, chức năng và mục đích sử dụng của nó.

  • Đối với những dòng loa karaoke yêu cầu phải có chất âm to, rõ và tròn đầy và âm thanh bùng nổ thì cần thiết loa có thông số SPL từ 95 dB - 120 dB là tốt.
  • Loa sân khấu hay loa array chuyên sử dụng cho các không gian rộng lớn vậy nên đòi hỏi cần có mức áp suất âm thanh lớn hơn. Như vậy thì âm thanh mới được khuếch đại ra xa. Mức SPL phù hợp với loại loa này là từ 98 dB - 131 dB.
  • Đối với dòng loa nhỏ như loa bluetooth chỉ phục vụ nghe nhạc cho cá nhân hoặc 2-3 người thì chỉ cần SPL dao động từ 85 dB - 100 dB là ổn.

Sự khác nhau giữa mức công suất âm và mức áp suất âm

Nhiều người dễ bị nhầm lẫn thông số SPL - Sound Pressure Level  (mức áp suất âm thanh) với Sound Power Level (mức công suất âm thanh).

Mặc dù chúng có chung kí hiệu tuy nhiên mức công suất âm và mức áp suất âm là hai thông số hoàn toàn khác nhau trong đó:

  • Mức công suất âm là thước đo năng lượng được phát ra từ một nguồn âm thanh nhất định.
  • Mức áp suất âm lại được đo lường bằng sự nhiễu loạn áp suất khí quyển trong điều kiện được tính toán từ trước.

Mức áp suất âm tác động đến tai của người nghe và khiến ta nghe được âm thanh trong khi mức công suất âm thì hoàn toàn không thể nghe thấy được.

Một số khái niệm thú vị về Sound Pressure Level mà bạn có thể biết

SPL max thể hiện ngưỡng áp suất âm thanh tối đa mà 1 micro có thể xử lý được khi âm thanh vượt quá SPL maximum thì tiếng sẽ bị vỡ và gây hỏng loa hoặc có thể cháy loa.

SPL thường được các nhà sản xuất âm thanh đo lường trong điều kiện tiêu chuẩn nhằm đạt độ chính xác cao nhất. Nhưng khi chúng ta sử dụng thì có thể có môi trường và điều kiện khác nhau nên chúng phải ánh không toàn diện so với thông số mà nhà sản xuất đưa ra.

Kết luận

Sau bài viết này của Sóng nhạc, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về thông số SPL cũng như ý nghĩa và ứng dụng của chúng đối với hệ thống âm thanh là như thế nào. Mong rằng những thông tin này sẽ giải đáp được thắc mắc của bạn và giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loa phù hợp với nhu cầu của mình.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hẹn gặp lại trong những bài viết sau chúng ta sẽ tìm hiểu về những nội dung thú vị hơn nữa!

Bài viết liên quan
Viết bình luận của bạn