Reverb là gì? Tác dụng và cách chỉnh hiệu ứng Reverb

songnhac
Th 5 13/04/2023

Bạn thường sử dụng amply hoặc dàn âm thanh, nhưng vẫn chưa hiểu rõ Reverb là gì? Hay Reverb có tác dụng gì trong hệ thống âm thanh? 

Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Sóng nhạc để reverb là gì, các chế độ của Reverb. Cũng như cách chỉnh và sử dụng reverb hiệu quả.

Reverb là gì?

Reverb là hiệu ứng vọng lại của âm thanh trong một không gian kín. Khi âm thanh được phát ra trong một không gian rộng, nó sẽ vang vọng và va chạm với các bề mặt trong không gian đó. Đồng thời các bề mặt cũng phản xạ lại âm thanh đó, tạo ra âm vọng được gọi là reverb.

Reverb phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và vật liệu trong không gian đó. Khi không gian lớn như hang động, hội trường, âm vọng lại sẽ lớn hơn so với phòng khách hoặc lớp học. Ngoài ra, nếu trong không gian đó có nhiều vật liệu cứng thì sẽ có âm vang và phản xạ tốt hơn so với không gian có nhiều vật liệu mềm.

Đó là lý do tại sao người ta thường gắn những miếng "mút" mềm trong phòng karaoke chuyên nghiệp. Trong khi tại nhà hát thì người ta sử dụng vật liệu cứng và nhẵn để giữ được độ vang của âm thanh.

Vai trò reverb trong âm thanh

Trong bất kỳ hệ thống âm thanh hay dàn karaoke nào, reverb là thành phần thiết yếu để nâng cao chất lượng âm thanh. Đặc biệt là xử lý âm thanh micro karaoke. 

Sử dụng reverb có thể cải thiện âm sắc của người hát hơn so với việc chỉ sử dụng echo. Ngoài ra, reverb còn có thể tạo cảm giác về không gian và cảm xúc cho bài hát. Từ đó sẽ càng truyền cảm hứng cho người nghe hơn.

Vai trò quan trọng nhất của Reverb là kết nối các nguồn âm thanh khác nhau. Đồng thời đưa chúng vào cùng một không gian chung. Nếu không có reverb, âm thanh nghe được sẽ riêng biệt và rời rạc. Như thể chúng không phải là một phần của cùng một bài hát.

Trong hệ thống âm thanh công dụng của Reverb là gì?

Tùy thuộc vào cách sử dụng, Reverb sẽ có những tác động khác nhau đến âm thanh. Dưới đây là một số công dụng chính của Reverb trong hệ thống âm thanh.

Tạo hiệu ứng âm thanh đặc biệt

Reverb cũng có thể được sử dụng để tạo hiệu ứng âm thanh đặc biệt.. Chẳng hạn như âm vang vọng hoặc âm thanh vô tận. Những hiệu ứng này có thể tạo ra một âm thanh độc đáo và làm nổi bật bản nhạc hơn.

Tạo không gian âm thanh tự nhiên

Để tạo ra một không gian âm thanh tự nhiên, người ta sẽ sử dụng Reverb. Điều này giúp âm thanh chân thực hơn và tạo cảm giác rõ ràng về không gian xung quanh.

Tạo không gian cho tiếng hát

Reverb có thể được sử dụng để tạo ra một không gian cho tiếng hát. Giúp tiếng hát trở nên chân thực và đầy cảm xúc.

Tách âm thanh

Ngoài việc tạo hiệu ứng âm thanh, Reverb có thể được sử dụng để tách các âm thanh khác nhau trong bản ghi âm. Từ đó giúp các âm thanh trở nên rõ ràng và dễ nghe hơn. Khi sử dụng Reverb để tách âm, các nhạc cụ trở nên rõ ràng hơn và không bị trùng lặp.

Cân bằng âm thanh

Khi ghi âm, âm thanh có thể bị lệch sang một bên hoặc không đều. Lúc này, Reverb được sử dụng để cân bằng âm thanh. Bằng cách thêm vào một số tín hiệu phản xạ nhất định để tạo ra âm thanh cân bằng hơn.

Kểm soát âm thanh

Reverb cũng có thể được sử dụng để tạo điều khiển âm thanh. Với Reverb, người dùng có thể điều chỉnh mức tín hiệu phản xạ được thêm vào để tạo ra âm thanh phù hợp với yêu cầu của bạn.

Các chế độ của reverb

Hát ở những không gian khác nhau sẽ cho ra một đặc tính âm thanh khác nhau. Để có thể chỉnh âm thanh hay hơn, đặc biệt là chỉnh vang số hoặc chỉnh vang cơ, thì việc hiểu bản chất của các chế độ Reverb là điều rất quan trọng.

Chế độ Room - Room Mode

Chế độ Room để chỉ những không gian của căn phòng nhỏ với trần thấp. Sử dụng vật liệu chủ yếu là bê tông và gỗ, bề mặt nhẵn. Đồng thời có nhiều đồ vật xung quanh nên âm thanh hỗn loạn. Những căn phòng nhỏ ở đây có thể là phòng khách, phòng ngủ, phòng thu âm, phòng tắm,…

Khi nghe tiếng Reverb trong kiểu phòng này, âm thanh sẽ không vang như ở khán phòng. Để lắp đặt dàn âm thanh cho loại phòng này, bạn cần chú ý đến cách đặt loa theo không gian để âm thanh phát ra được hay và có độ sâu nhất.

Chamber Reverb

Chamber Reverb được phát minh năm 1947 bởi người sáng lập của Universal Audio – ông Bill Putna. Đây là chế độ được ứng dụng và sử dụng phổ biến trong hệ thống karaoke.

Để có Chamber Reverb, bạn đặt loa chiếu nguồn âm vào phòng có gương phản xạ. Sau đó, đặt một micrô có độ nhạy cao trong cùng một phòng để thu âm thanh phản xạ cùng với âm thanh gốc.

Khi sử dụng Chamber reverb, nó có thể giúp bạn tái tạo một khoảng thời gian lớn nhưng ít phản xạ ban đầu. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ thấy trong bài hát giọng người hát trầm hơn. Điều này dễ khiến bài hát bị đục và bị “nhuộm màu”.

Plate Reverb

Plate Reverb Plate là một loại thiết bị được chế tạo từ các tấm kim loại lớn. Tích điện rung động theo âm thanh được phát ra từ một máy biến năng được lắp đặt bên trong. Chế độ này tạo ra âm thanh đầy đặn, đặc sắc hơn. Nên rất phù hợp sử dụng tại các phòng karaoke có diện tích trung bình.

Spring Reverb

Chế độ này được sử dụng và phát triển rộng rãi nhất vào những năm 70. Nhằm tạo ra âm thanh đặc trưng có chất kim khí. Spring có cơ chế hoạt động tương tự như Plate, nhưng thay các tấm kim loại điện phân bằng lò xo. Chúng hường được sử dụng trong các không gian rộng như nhà quản lý.

Halls Reverb – Thính phòng, hội trường

Đây là chế độ Reverb cho không gian mở lớn nhất. Có nhiều người thường hiểu sai về chế độ này. Chế độ Halls Reverb làm cho các bài hát giống như được phát trong một không gian rộng lớn. Chứ không phải là làm âm thanh của nhạc cụ trở nên “bao la” hoặc “lớn” hơn.

Về cơ bản thì so với chế độ Room, âm vang ở Halls Reverb tạo ra nhiều phản xạ tổng thể hơn. Đồng thời giúp âm thanh có chiều sâu và ngọt ngào hơn. Tuy nhiên nên lưu ý rằng nếu bạn chỉnh không chuẩn, âm thanh dội lại sẽ nghe rất chát và “quá lố”.

Impulse Response

Chế độ Impulse Response được tái hiện đặc biệt trong những không gian rộng lớn như hang động, nhà hát,… Chỉ với một vài thao tác đơn giản, Impulse Response có thể xử lý được những tiếng động khó nghe thành những âm thanh mang âm hưởng opera vô cùng đặc sắc và sảng khoái cho người nghe.

Một số bí kíp để sử dụng reverb hiệu quả

Thiết lập reverb - Insert hay Send

Nguyên lý hoạt động của tính năng reverb trên cả hai hình thức Send và Insert được giải thích như sau:

  • Send: tính năng này không làm thay đổi tín hiệu gốc khi tác động lên âm thanh.
  • Insert: khi tác động lên âm thanh, tính năng này sẽ làm thay đổi tín hiệu gốc một cách trực tiếp.

Hình thức Send được sử dụng trong nhiều trường hợp. Bởi vì tính năng reverb là cầu nối giữa các nguồn âm thanh đơn lẻ trong một không gian chung. Ngoài ra, các hiệu ứng âm thanh được thiết lập với Send có thể tác động lên nhiều nguồn âm thanh khác nhau cùng một lúc.

Chỉ sử dụng reverb khi cần thiết

Việc lạm dụng tính năng này sẽ khiến âm thanh của bạn trở nên khó nghe và không thoải mái. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng tính năng này.

Lựa chọn Room Mode và thiết lập phù hợp

Bạn có thể tái tạo không gian với âm thanh hoàn hảo thông qua việc lựa chọn Room Mode và thiết lập phù hợp. Vậy nên hãy lựa chọn một Room Mode phù hợp với nhu cầu. Rồi thiết lập đúng với mục đích sử dụng của bạn.

Kết luận

Trên đây là những thông tin xoay quanh câu hỏi Reverb là gì. Cũng như những bí kíp để sử dụng Reverb hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết cách tận dụng Reverb để có được trải nghiệm âm thanh tuyệt vời nhất.

Các câu hỏi thường gặp

Reverb có tác dụng gì trong hệ thống âm thanh?

Reverb là thành phần thiết yếu để nâng cao chất lượng âm thanh trong bất kỳ hệ thống âm thanh hay dàn karaoke nào, đặc biệt là xử lý âm thanh micro karaoke. Sử dụng reverb có thể cải thiện âm sắc của người hát hơn so với việc chỉ sử dụng echo. Ngoài ra, reverb còn có thể tạo cảm giác về không gian và cảm xúc cho bài hát, từ đó sẽ càng truyền cảm hứng cho người nghe hơn.

Làm cách nào để chỉnh hiệu ứng Reverb?

Để chỉnh hiệu ứng Reverb hiệu quả, cần phải xác định đúng chế độ Reverb phù hợp với không gian và bài hát. Sau đó, có thể tùy chỉnh các thông số như decay time, pre-delay, early reflections, damping, mix level, ... để tạo ra hiệu ứng Reverb ưng ý nhất.

Reverb có những chế độ nào?

  • Chế độ Room: Áp dụng cho các không gian nhỏ với trần thấp, bề mặt nhẵn và nhiều đồ vật xung quanh.
  • Chamber Reverb: Áp dụng để tái tạo một khoảng thời gian lớn nhưng ít phản xạ ban đầu. Giọng hát sẽ trầm hơn và bài hát có thể bị đục và bị “nhuộm màu”.
  • Plate Reverb: Tạo ra âm thanh đầy đặn, đặc sắc hơn.
  • Spring Reverb: Phát triển rộng rãi nhất và rất phù hợp sử dụng tại các phòng karaoke có diện tích trung bình.
Bài viết liên quan
Viết bình luận của bạn