Bộ Dàn Karaoke Gia Đình Gồm Những Gì?

songnhac
Th 3 23/05/2023

Ngày nay, khi đời sống vật chất được nâng cao hơn nhiều, mọi người có xu hướng tự tạo không gian giải trí ngay tại nhà. Điều này tạo sự riêng tư, thoải mái và gần gũi cho người thân, bạn bè trong những bữa tiệc mừng. Loại hình giải trí được nhà nhà đầu tư nhiều nhất ngày nay có lẽ là dàn karaoke gia đình. Lí do là bởi chi phí khá hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng từ nhỏ đến lớn, thoả mãn đam mê ca hát của mọi người. 

Vậy thì dàn karaoke gia đình gồm những gì? Làm sao để có một dàn karaoke đúng chuẩn, nhạc hay? Bài viết dưới đây Sóng nhạc sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé!

Những thiết bị không thể thiếu trong dàn karaoke gia đình

Amply

Amply trong dàn karaoke được xem là thiết bị chính không thiếu trong dàn karaoke gia đình. Thiết bị này có chức năng xử lý thông tin trung tâm. Một số thiết bị có chức năng hỗ trợ tương tự có thể kể đến là bàn mixer, cục đẩy,…Ngoài ra amply giúp cho công suất khuếch đại tín hiệu âm thanh ra loa, tích hợp với nó là bộ lọc tiếng và làm vang,…

Amply Karaoke rất nhiều loại, mỗi loại amply lại có thông số kỹ thuật khác nhau nên cần có kiến thức chuyên môn để lựa chọn ra loại phù hợp nhất. Quan trọng là bạn phải lựa chọn loại amply sao cho phù hợp với loa và ngược lại loa karaoke cũng phải phù hợp với amply.

Loa Karaoke

Loa karaoke thường được thiết kế theo cặp. Đây được xem thiết bị chính không thể thiếu trong một dàn karaoke chuẩn. Chức năng của loa là tiếp nhận thông tin sau khi đã được xử lý từ amply để truyền phát âm thanh. Cấu tạo của loa thường có 3 dải tần số khác nhau:

  • Âm cao (Treble)
  • Âm trung (Middle)
  • Âm trầm (Bass)

Loa karaoke hiện nay có rất nhiều loại, nên khi lựa chọn bạn cần một số kiến thức chuyên môn cơ bản. Lưu ý là khi mua loa, đảm bảo chúng cần có đáp tuyến tần số rộng cũng như có khả năng truyền tải âm thanh của tất cả các dải tần số khác nhau. Đảm bảo âm thanh khi phát ra cho chất âm tròn đầy, sống động nhưng lại mượt mà, bay bổng.

Micro

Micro trong dàn karaoke được xem là thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong dàn karaoke. Chức năng của micro là tiếp nhận âm thanh phát ra từ miệng chúng ta khi nói, hát gần micro (tiếp nhận âm thanh đầu vào). Sau đó, micro lại chuyển tín hiệu âm thanh về trung tâm amply để xử lí.

Hiện nay người dùng có xu hướng sử dụng micro karaoke không dây vì chúng hiện đại, cao cấp lại rất tiện lợi. Tuy nhiên, với những dàn karaoke gia đình giá rẻ và tầm trung thì chỉ nên sử dụng micro karaoke có dây vì giá thành thấp hơn, người ta chỉ tập trung vào chất lượng micro. Tuỳ vào điều kiện và mong muốn của bạn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại micro phù hợp với mình nhất.

Đầu karaoke

Bạn có thể chọn đầu karaoke ổ cứng cao đi kèm với màn hình chọn bài cảm ứng. Tuy nhiên chi phí để sở hữu thiết bị này cao hơn so với mặt bằng chung. Nếu nhu cầu đầu tư của bạn ở mức thấp thì bạn có thể sử dụng các đầu CD, DVD karaoke của một số hãng nổi tiếng như Arirang, Omaton, Acnos,…

Chức năng chính của đầu karaoke là nguồn phát nhạc chính. Thiết bị này khá quan trọng vì khi có nguồn nhạc chính chất lượng tốt thì sẽ cho ra âm thanh hay hơn và chuẩn hơn. Tuy vậy, hiện nay bạn vẫn có thể cho phát nhạc trên các trình phát trực tuyến như Youtube, Zing MP3, Spotify từ thiết bị điện tử như điện thoại. máy tính, tivi,…mà không cần đến đầu karaoke.

Loa Sub

Loa Sub là loại loa siêu trầm để hỗ trợ âm Bass. Loa Sub có thể là loa đơn hoặc là cả một hệ thống loa trầm với chức năng phát âm trầm từ tần số 20 Hz - 150 Hz.

Tuy đọc qua có vẻ không cần thiết nhưng loa Sub đóng vai trò và vị thế vô cùng quan trọng đối với dàn karaoke gia đình. Chúng hỗ trợ âm thanh tông trầm để giọng hát của người dùng có độ sâu lắng và cảm xúc hơn.

Âm trầm (âm Bass) tạo độ trầm ấm và loa Sub tái tạo những dải âm trầm tạo nên những giai điệu truyền cảm. Từ đó âm thanh sẽ trở nên sống động và mềm mại, hay hơn.

Cục đẩy công suất

Cục đẩy công suất được xem là thiết bị không thể thiếu trong dàn karaoke gia đình. Thiết bị này có chức năng khuếch đại tín hiệu âm thanh, đặc trưng của một dàn karaoke chuyên nghiệp.

Cục đẩy công suất giúp gia tăng công suất âm thanh cho cả bộ dàn. Điều này nhằm đáp ứng được nhu cầu về âm lượng nhạc của người dùng, cũng là điều mà amply karaoke truyền thống không thể đáp ứng toàn diện được.

Bên cạnh đó, khi sử dụng cục đẩy công suất trong dàn karaoke gia đình làm hạn chế sự méo tiếng, giúp chất lượng âm thanh được phát ra một cách tối đa. Khi nhạc phát tiếng căng tròn và có lực hơn. Khi phối hợp các thiết bị hợp lý, đúng chuẩn sẽ cho được dàn karaoke gia đình chất lượng, chuẩn âm hay nhất.

Hướng dẫn cách điều chỉnh dàn karaoke gia đình chất lượng

Lưu ý khi ghép dàn karaoke

Yêu cầu cơ bản của dàn âm thanh gia đình là công suất RMS của Amply hoặc cục đẩy (main) phải cao hơn hay gấp đôi công suất RMS của loa. Lí do là để dàn karaoke của bạn mới cho một chất lượng âm thanh chuẩn. 

Khi việc phối ghép của bạn không chuẩn bị có thể bạn đã chọn amply và loa có công suất gần giống nhau. Khi nghe nhạc bạn sẽ nhận thấy âm thanh thường bị méo tiếng và rè. Hơn nữa có thể là cháy loa nếu sử dụng lâu dài.

Khi bạn chọn phải amply hoặc cục đẩy có công suất thấp, trạng thái clip sẽ thường xuất hiện khi tín hiệu âm thanh truyền từ amply đến loa. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ khiến amply bị ảnh hưởng và chúng chỉ có thể gửi tín hiệu đi một chiều. Lâu dần độ ca dãn của màng loa karaoke cũng không ổn định.

Cách phối hợp dàn karaoke chuẩn nhất

Nguyên tắc 1: Công suất loa và amply phải hợp với nhau

Công suất của amply hát karaoke phải lớn hơn công suất trung bình của loa hát karaoke.

Theo công thức vật lý: P= U*U/R

Trong đó:

  • P: Công suất
  • U: Hiệu điện thế thông thường (Const)
  • R: Trở kháng

Thấy được công suất tỉ lệ nghịch với trở kháng.

Nguyên tắc 2: Trở kháng của loa với amply

Nếu R của loa nhỏ hơn R của amply thì công suất của loa sẽ lớn hơn công suất amply. Vì vậy nên nhớ không chọn lựa và phối ghép như vậy.

  • Lưu ý: Chọn amply karaoke có công suất lớn hơn công suất của loa karaoke. Nghĩa là R của amply nhỏ hơn R của loa.
  • Dấu hiệu nhận biết công suất của loa lớn hơn amply:Tiếng phát ra bị méo (hay còn gọi là đuối tiếng) vì sự chênh lệch quá lớn về công suất làm âm thanh khi đẩy bị đè nén dẫn đến méo tiếng, lâu dài còn bị cháy loa. Khi loa karaoke không thể chịu được công suất của amply thì sẽ bị cháy côn loa hoặc hỏng nặng hơn.

Kết luận

Đầu tư chi phí cho một dàn karaoke hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những niềm vui, tiếng cười và giải trí trong những bữa tiệc cùng bạn bè và người thân. Không cần phải đầu tư tiền trăm đến triệu cho mỗi lần đi karaoke, bạn vẫn có thể trải nghiệm chúng ngay tại nhà. Hãy lưu ý những vấn đề trên để có thể lựa chọn cho mình một dàn karaoke gia đình phù hợp với chi phí và nhu cầu sử dụng của bạn.

Hi vọng bài viết đã giải quyết được câu hỏi bộ karaoke bao gồm những gì? Ngoài ra, lưu ý những nguyên tắc chọn thiết bị để đảm bảo được sự kết hợp cho âm thanh hay nhất nhé!

Bài viết liên quan
Viết bình luận của bạn