Bí quyết hát hay cho người mới bắt đầu: Luyện giọng hát và xác định tone nhạc

songnhac
Th 5 07/03/2024

Không thể phủ nhận để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, cần có một chất giọng riêng biệt và khả năng cảm nhạc phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh năng khiếu thì kỹ thuật và rèn luyện học hát đóng vai trò quan trọng không kém. Giống như một viên kim cương thô, giọng hát của bạn cũng cần được mài giũa để tỏa sáng rực rỡ.

Giống như mọi kỹ năng khác, ca hát hoàn toàn có thể học hỏi và cải thiện. Bài viết này của Sóng Nhạc sẽ cùng bạn tìm hiểu tone là gì, chia sẻ bí quyết giúp bạn cách hát hay hơn và tiến gần đến giọng hát chuyên nghiệp như ca sĩ.

Luyện Giọng Hát

Tập các bài khởi động và luyện thanh

Cũng giống như bất kỳ cơ bắp nào trong cơ thể bạn, dây thanh âm cũng cần phải có thời gian khởi động nhất định trước khi nó sẵn sàng hoạt động. Hãy dành từ 5 đến10 phút để thực hiện các bài tập khởi động như uốn lưỡi, rung môi, humming,...Luyện thanh giúp bạn kiểm soát hơi thở, mở rộng âm vực và cải thiện độ vang của giọng hát. Bạn có thể tham khảo các bài luyện thanh cơ bản trên internet như bài tập "solfege": hát các nốt nhạc theo thang âm do, re, mi, fa, sol, la, si, do; bài tập "ladder": hát lên cao và xuống thấp theo từng bậc thang âm; bài tập "trill": hát rung các nốt nhạc liên tiếp,…

 

Luyện tập giọng hát cùng các bài hát mà bạn thích

Chọn một bài hát có độ khó phù hợp với giọng hát của bạn và không nên chọn bài hát quá khó hoặc quá dễ. Bài hát nên có giai điệu và ca từ bạn yêu thích vì việc học hát những bài hát bạn thích sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú và thoải mái hơn. Tiếp theo hãy lắng nghe và phân tích bài hát về các khía cạnh như giai điệu, cách lấy hơi, nhả chữ, luyến láy và ca từ. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý biểu cảm và cách xử lý bài hát của ca sĩ. Sau khi đã hiểu rõ về bài hát, bạn hãy chia nhỏ bài hát thành từng phần nhỏ và luyện tập từng phần một và luyện tập từng câu hát cho đến khi bạn hát đúng nhịp điệu, cao độ và ca từ.

 

Duy trì việc luyện tập hằng ngày

Một mẹo nhỏ mà Sóng Nhạc mách bạn đó là bạn nên ghi âm lại giọng hát của bạn sau khi luyện tập để nghe lại và sửa lỗi. Ban đầu bạn có thể nghe không đúng giọng thật của bạn và cảm thấy không được hay, tuy nhiên phương pháp này đã được rất nhiều ca sĩ luyện tập và kiểm chứng. Bạn nên so sánh giọng hát của bạn với giọng hát của ca sĩ để học hỏi và cải thiện thêm. Đồng thời duy trì việc luyện tập thường xuyên và học hát các bài hát yêu thích mỗi ngày, ít nhất 15 phút. Kiên trì luyện tập chính là chìa khóa để cải thiện giọng hát. Bạn có thể luyện tập tại các phòng hát karaoke trong siêu thị hoạt các cơ sở cung cấp dịch vụ karaoke. Tham gia các câu lạc bộ hát cũng là một cách hay giúp bạn có cơ hội giao lưu, học hỏi và luyện tập với những người có cùng đam mê.

 

Tone là gì? Cách xác định tone giọng chính xác

Tone là giọng của mỗi bài hát, nó tập hợp các yếu tố về trường độ, cao độ, âm sắc,..trong mỗi bản nhạc. Khác với bài hát có tone nhạc cố định, tone giọng hát của mỗi người có thể thay đổi linh hoạt qua các bài hát. Giọng hát có thể di chuyển trong một khoảng nhất định, bao gồm âm vực trên (cao) và âm vực dưới (thấp).

Vậy, làm thế nào để xác định tone giọng hát của bạn?

Một phương pháp đơn giản đó chính là bạn sử dụng một nhạc cụ có cao độ chuẩn như piano, organ, guitar và bắt đầu từ thử từ nốt thấp, tăng dần cao độ đến khi bạn hát hoàn chỉnh mà không vỡ giọng. Nốt cao nhất đạt được chính là giới hạn âm vực trên của bạn. Làm tương tự theo chiều ngược lại, bạn sẽ tìm thấy giới hạn quãng giọng thấp nhất của bạn hay gọi là âm vực dưới của mình.

Lưu ý: Bạn hãy chọn bài hát phù hợp với âm vực của bạn, nếu bạn học hát quá với quãng giọng của mình thường xuyên có thể gây tổn thương thanh quãng.

Bên cạnh phương pháp trên, bạn có thể sử dụng các ứng dụng di động hỗ trợ xác định tone giọng hát.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết “Cách xác định tone nhạc và tone giọng hát”: https://songnhac.com.vn/blogs/news/tone-nhac

 Yếu tố bổ trợ

  •   Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến giọng hát của bạn. Hãy ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm tốt cho giọng hát như rau xanh, trái cây, nước lọc... Uống nhiều nước, tránh các đồ uống có cồn, có đường hay nước lạnh.
  •   Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, trong đó có giọng hát. Hãy ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo giọng hát luôn khỏe khoắn.
  •   Giữ tinh thần thoải mái: Stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giọng hát. Hãy giữ tinh thần thoải mái và lạc quan để hát hay hơn.
  •   Không hút thuốc: Khi hút thuốc, luồng khói độc hại của thuốc lá sẽ khiến cho dây thanh quản bị kích thích nhiều dẫn đến mệt mỏi, cổ họng phát âm ra không còn độ trong như trước nữa, mà dần trở nên khàn đặc. Hãy bỏ ngay thuốc lá nếu bạn muốn luyện tập giọng hát thành công.

Để có được giọng hát hay, bạn cần luyện tập thường xuyên và kiên trì. Hành trình chinh phục giọng hát hay là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng.

Chúc bạn luyện tập giọng hát thành công!

Bài viết liên quan
Viết bình luận của bạn