Giọng gió là gì? Đặc điểm và cách rèn luyện giọng gió

songnhac
Th 2 22/05/2023

Giọng gió là chất giọng được sử dụng phổ biến trong ca nhạc khi lên nốt cao hay bè. Khi học thanh nhạc, bạn sẽ khá quan tâm đến loại giọng này, đặc điểm và cách luyện giọng như thế nào mới đúng. Nếu không biết cách hát giọng hát sẽ trong mỏng, thé và ảnh hưởng đến thanh quản của mình.

Bài viết này, hãy cùng Sóng nhạc tìm hiểu về đặc điểm của giọng gió và cách rèn luyện để hát được giọng gió khoẻ và bền hơn nhé!

Giọng gió là gì? Đặc điểm của giọng gió

Giọng gió hay tiếng anh được gọi là falsetto. Tuy là giọng nhưng đây còn được xem là cách hát sao cho hay (giọng giả), kỹ thuật hát giả thanh vậy nên sẽ hoàn toàn khác so với giọng hát thông thường của bạn.

Khác với giọng hát thật, ưu điểm của hát gió là trông giọng hát của bạn sẽ có sự bay bổng, nhẹ nhàng và trong sáng hơn. Nếu giọng hát của bạn không thể lên những nốt cao thì có thể xử lý bằng cách hát giọng gió. Như vậy thì câu hát sẽ trở nên mượt mà và mềm mại.

Cách rèn luyện giọng gió bền và khoẻ

Phát âm rõ ràng khi hát

Khi hát, bạn cần phát âm rõ ràng, nhất là các nguyên âm để câu hát tròn, đầy chữ. Vậy nên bạn có thể tập phát âm bằng cách mỗi ngày đọc khoảng 10 trang sách, đọc thật kỹ từng câu từng chữ và phát âm to, rõ. Điều này sẽ tạo thói quen cho bạn từ việc đọc sách đến việc giao tiếp và cả khi hát. Sau một thời gian bạn sẽ thấy được việc phát âm kỹ lưỡng, người xung quanh sẽ tiếp nhận thông tin rất nhanh và lâu hơn.

Bạn nên sử dụng loại loa chuyên dụng cho việc luyện phát âm như loại loa âm trần toa pc 658r hoặc toa pc-648r. Đây là hai loại loa chuyên dụng cho việc luyện âm và được đầu tư kỹ lưỡng về chất lượng, rất uy tín và đảm bảo.

Người ta cho rằng “Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì tiếng hát là tiếng nói tự đáy lòng”. Cho nên ca hát chính là nơi để bạn bày tỏ cảm xúc đến với mọi người. Thật kì lạ là, những người dù không quen biết, không có sự kết nối với nhau, nhưng khi nghe tiếng hát lại cảm giác đồng điệu tuyệt vời. Nếu bạn muốn luyện tập giọng gió sau cho truyền cảm, bay bổng thì bạn phải học cách phát âm chuẩn, để gửi gắm đến những câu hát trọn vẹn đến người nghe.

Điều chỉnh âm lượng khi nói và tốc độ nói của mình

Điều chỉnh âm lượng

Khi nói quá khẽ thì cảm giác giọng bạn bị hụt hơi. Nếu nói quá hùng hổ, mạnh mẽ thì cảm giác như đang quát mắng. Nếu như bạn đang gặp vấn đề này thì hãy học cách khống chế giọng nói của mình với âm lượng vừa phải. Khi luyện tập, bạn hãy đứng trước gương để đồng thời điều chỉnh biểu cảm phù hợp với giọng nói.

Ngoài ra, bạn nên luyện tập cách nói  chuyện thầm thì, nhỏ nhẹ, rồi lại tập nói giọng cao trào. Như vậy giọng nói của bạn dần dần sẽ ổn định và có thể đẩy hơi uyển chuyển từ cao giọng cho đến thấp giọng, khi hát có thể chuyển từ giọng thường sang giọng gió dễ dàng.

Điều chỉnh tốc độ nói

Bạn không nên nói với tiết tấu đều đều khiến người nghe trở nên nhàm chán và không có sự thu hút. Một câu chuyện phải có lúc cao trào, lúc trầm lắng, lúc tiết tấu nhanh lúc chậm rãi. Nếu bạn nói quá nhanh hoặc quá chậm cũng là một lỗi trong giao tiếp. Vậy nên cần tập cách điều chỉnh tốc độ nói của mình cho phù hợp.

Khi nói nhanh, bạn sẽ khiến người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin vừa nhiều lại nhanh mà không rõ chữ, dẫn đến họ không thể bắt kịp được nội dung mà bạn muốn truyền tải. Ngược lại, khi bạn nói chậm quá thì khiến não người nghe hoạt động chậm và có xu hướng không muốn tiếp nhận thông tin, gây buồn ngủ.

Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy hỏi ý kiến từ người thân, bạn bè nhận xét cách nói của mình để điều chỉnh cho phù hợp.

Tạo ngữ điệu êm ái khi nói hay hát

Ngữ điệu khi nói được xem là một yếu tố quan trọng. Đây là sự kết hợp giữa những tiếng trầm, bổng cộng hưởng với nhau. Ngữ điệu êm ái sẽ truyền tải được tình cảm và ý nghĩa của lời nói. Ngữ điệu căn bản không phải là một thứ gì đó phức tạp, chỉ đơn giản là nhịp phiêu theo điệu nhạc như trượt trên những tấm lụa tơ vậy.

Để kiểm tra ngữ điệu của bản thân là như thế nào, bạn có thể ghi âm lại giọng nói của mình sau đó nghe đi nghe lại. Sử dụng loa treo tường để phát âm thanh giúp ngữ điệu được toát ra rõ ràng hơn.

Tập nói giọng bụng

Nói giọng bụng có nghĩa là lấy hơi thở từ cơ bụng của mình. Khi tập giọng bụng bạn có thể thấy giọng bụng mang tông trầm và sâu lắng. Giọng bụng được nhiều ca sĩ nổi tiếng ứng dụng khi biểu diễn sân khấu và là một trong những kiến thức cần học trong thanh nhạc. Để tập nói, hát giọng bụng chuẩn, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tập lấy hơi

Đứng hoặc ngồi thẳng lưng, đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở thông thường của bạn là như thế nào. Tập cách hít thở, khi hít vào thì ngực căng ra, bụng hóp và co lại. Khi thở ra thì ngực từ từ xẹp lại, bụng lại được đẩy và hơi phình từ từ ra.

Dùng não bộ để điều khiển hơi thở cho đúng nhịp. Khi hít vào thì cùng lúc đó cố dồn hết khí dưới bụng, sau đó đẩy hơi từ từ. Việc tập cách lấy hơi đúng sẽ giúp ích cho bạn khi hát câu hát sẽ trở nên đầy và nội lực hơn. Mỗi ngày luyện cách lấy hơi đúng khoảng 10-15 lần mỗi ngày.

Bước 2: Luyện cách mở vòm cộng minh

Khi phát âm, bạn hãy mở to, rộng vòm miệng để hơi thở từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng và tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm công minh khi hát thì giọng hát sẽ vang mạnh hơn và khi lên nốt cao không phải gắng tạo áp lực lên dây thanh quản, như vậy thì bạn sẽ giảm được tình trạng bị khàn tiếng.

Bạn nên tập cách thay đổi cao độ, phát âm từ trầm tới bổng sao cho hợp lý. Thời gian đầu khi tập thì có thể có đôi chút khó khăn, chắc chắn bạn sẽ bị nhầm bằng cách phát âm dựa vào cổ họng và dây thanh quản. Tuy nhiên, khi hát như vậy lâu dài sẽ dẫn đến họng bị yếu, dây thanh quản bị đàn hồi liên tục dẫn đến tổn thương và khàn giọng. Khi nhận thấy giọng bị khàn, bạn nên ngừng việc tập luyện, uống một ly nước ấm với chanh mật ong để làm dịu cổ họng, tránh ảnh hưởng đến chất giọng của mình.

Khi hát hãy phát âm to, mở rộng khoang miệng và chủ động điều khiển bằng não để sử dụng vòm cộng minh hiệu quả nhất. Tập lấy hơi từ bụng chứ không phải từ mũi, lâu dần bạn sẽ thấy cổ giọng khỏe, giọng cũng phát triển hơn nhiều.

Đánh giá chung về giọng gió

Về ưu điểm khi hát giọng gió

Nếu tìm hiểu kỹ thì bạn sẽ thấy được ưu điểm của giọng gió chính là giọng hát cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng và sáng hơn. Khi lên nốt cao bạn có thể sử dụng giọng gió để xử lí các nốt hiệu quả và chuyên nghiệp. Cách hát giọng sẽ giúp các ca sĩ nghiệp dư có đà chuyển giọng tốt hơn.

Về nhược điểm khi hát giọng gió

Tuy vậy, khi hát giọng gió sẽ thiếu sự cộng hưởng. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật và lạm dụng sẽ khiến người nghe cảm thấy giọng mỏng, yếu và không đủ cảm xúc. Bài hát vô tình trở nên thiếu màu sắc, không có sự ngân rung tự nhiên và cao trào. Giọng gió đòi hỏi độ rung của thanh quản liên tục nên rất dễ dẫn đến có hại cho cổ họng của bạn.

Kết luận

Sau bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn về đặc điểm của giọng gió cũng như cách luyện tập giọng gió và hát như thế nào cho đúng. Mong rằng, bạn sẽ hát được giọng gió đúng như mong muốn của mình và chinh phục những bài hát yêu thích nhé!

Bài viết liên quan
Viết bình luận của bạn